KINH TẾ & TÂM LÝ
Phạm Ngọc Phương
Người Bắc có 10 ăn 5-6
Người Trung có 10 tiêu 4-5
Người Nam có 10 xài … trọn rằm (15)
Kinh tế 3 miền ra sao nhỉ ?
Người Bắc-Trung cần cù chăm chỉ
Nhưng thiên nhiên khắc nghiệt khó khăn
Hết bão lụt nắng lửa rét chằn
Lại bệnh Sĩ tự mình chuốc khổ
Đất chật hẹp người khôn của khó
Làm ra đồng tiền chẳng dám tiêu
Nhưng ky cóp nhà đẹp xây nhiều
Tiền thiên hạ chôn cả vào đấy
Vi-la đẹp xe sang người thấy
Mới khâm phục nể trọng mình giàu
Ăn tiết kiệm thiên hạ biết đâu
Nếu khi cần nhịn miệng đãi khách
Đa số dân sống theo một cách
Nên hàng quán chợ búa vắng thưa
Cà phê-dịch vụ sáng-chiều-trưa
Mở thưa thớt, vì không có khách
Việc làm ít người nghèo túi sạch
Càng gia tăng hạn chế tiêu dùng
Cả xã hội thắt chặt túi chung
Tiền quay chậm xài mệnh giá nhỏ (vẫn xài tiền 100, 200đ)
Một số ít những người “có cửa”
Tiền có nhiều chuộng ngoại làm sang
Xài đồ hiệu ngoại nhập “đúng hàng”
Chẳng thúc đẩy tiêu dùng trong nước
Xây nhà mua xe sắm đồ mốt (hàng ngoại nhập đắt tiền)
Gà xưa nay tiếng gáy tức nhau
Con cái học “trường tây” mới ngầu
Một lần nữa “tiền nội” bay mất
Đa số dân chạy ăn sất bất
(thị trường nông sản tiêu thụ trong nước kém
phát triển)
Ít việc làm, lương lại thấp thôi
Đắt hàng bà mới chạy hàng tôi (kinh tế tác động dây chuyền)
Vòng lẩn quẩn khó khăn lặp lại
Dân miền Nam tiêu xài rộng rãi
Tiền có nhiêu thì xài hết nhiêu
Vòng quay tiền nhanh hơn rất nhiều (không thấy tiền 100, 200đ)
Tạo ra bao công kia chuyện khác (việc làm nhiều, dễ kiếm)
Sáng hủ tiếu cà phê ào ạt
Chiều lai rai chén chú chén anh
Tiền vợ ném siêu thị tan tành
Chẳng hề mất, người nuôi người đó
Không ở đâu việc làm dễ có
Chẳng cần chi gốc nhà trâm anh
Cứ năng lực nhiệt huyết tràn xanh
Sài Gòn đông chứa người cả nước
Cao : tiến sĩ-kỹ sư-thầy thuốc
Thấp : thợ hồ-giúp việc-bán rau
Người nuôi người như có phép màu
Nghề thúc nghề đất lành chim đậu
Công khai luôn “cờ gian-bạc lậu”
Dân máu mê khỏi ra nước ngoài (cam-pu-chia, ma-cao)
Tiền trong nước không béo “ngoại lai”
Cả thuế khóa ta đều thu được
Nền kinh tế cũng như rừng Đước
Hệ sinh thái dựa lẫn vào nhau
Có Cá Tôm, Cò Vạc sẽ nhiều
Đủ muôn loài đẩy nhau phát triển
Duy ý chí triệt loài nền tảng
(phá rừng không cân nhắc hoặc nuôi những loài
hủy diệt khác
như : Ốc bươu vàng, hải ly,cá hổ, làm ô nhiễm
nước, …)
Sau thời gian rừng sẽ tiêu vong
Từ cá Sấu bơi lội đầy đồng
Nay con Tép cũng không bóng dáng
Bao cố vấn tầm nhìn khai sáng
Mướt mồ hôi chưa biết làm sao
Cứ thúc đẩy xuất khẩu nhiều vào
Thế giới suy trầm mình chết cứng
Đơn giản thôi nếu cần xây dựng
Nền kinh tế hùng mạnh tự cường
Lửa cháy to gió hút thấy thương
(KT phát triển sẽ tạo sức hút các ngành nghề
khác)
Phải phát triển tiêu dùng nội địa
Kinh tế là kết quả tâm lý
Tập quán tiêu dùng của người dân
Đẩy phong trào hàng nội thay dần
Tật sính ngoại từ người vai vế
Chính phủ đi xe hơi nội địa (lắp ráp trong nước)
Quần áo phục trang đến nhà cao
Tất cả dùng hàng nội xem nào
Ở dưới thấp người dân bắt chước
Dùng hàng nội là người yêu nước
Tăng niềm tin cuộc sống ngày mai (BH y tế, BHXH, phúc lợi
XH)
Người dân dám bỏ hết ra xài
Nền kinh tế rất nhanh phát triển
Đừng ham thói dối lừa thô thiển
Giám sát chặt chẽ chi tiêu công
Tăng thông tin báo chí tràn đồng (cho báo chí thông tin tự
do)
Nạn tham những rất dè công luận
Ít ai ngờ niềm tin chắc thuận
Sống hôm nay khỏi sợ ngày mai
Tưởng xài hoang bóc ngắn cắn dài
Là động lực xã hội phát triển
Giá nhà đất cao trên
cột điện (20
tr/m vuông)
Đồng lương còm, điên
mới vay mua
Nhà đầu tư bỏ vốn quá
chua
“Thành phố mới” xây
chờ … phố chết
Can đảm lên, cho giá
rơi hết
Còn phân nửa, người
sẽ vay mua (10 tr/m vuông)
“Nghĩa địa bất động
sản” vắng thưa
Giải phóng vốn,
xã hội phát triển
Thế giới suy trầm như động biển
Toàn dân đều tiết giảm tiêu dùng
Càng thúc đẩy nhanh khủng hoảng chung
Sẽ châm ngòi chiến tranh bùng phát
Chiến tranh là cuộc đại xung sát
Tàn phá đi xây lại từ đầu
Sống hôm nay biết chết hôm sau
Mọi người đều tiêu xài quyết liệt
Ồ lạ chưa, sanh từ trong diệt
Nền kinh tế lại được hồi sinh
Cháy rừng tưởng mọi thứ tan tành
Rừng tái sinh trên tro tàn cũ
Thiên nhiên là một điều kỳ thú
Mô phỏng theo, xã hội loài người
Thịnh rồi suy, lại thịnh trêu ngươi
Cứ như sóng cồn trên biển cả …
PNP-SG10/09/2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét