Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

NHÂN SINH NGẮN NGỦI, NÊN THIỆN HAY ÁC ?


NHÂN SINH NGẮN NGỦI, NÊN THIỆN HAY ÁC ?

Một con Cáo đói khát
Phát hiện một trại gà
Tường rào có khe hẹp
Ráng chui, bụng chẳng qua

Cáo tinh khôn nghĩ kế
Nhịn đói liền 3 ngày
Bụng đói meo xẹp lép
Chui lọt, chén gà bầy

Bốn tuần, đàn gà hết
Cáo khoan khoái chui ra
Nhưng mập bụng, lại kẹt
Đành nhịn dài, chui qua

Ra ngoài, đói run rẩy
Cáo lầm bầm thở dài
Cả tháng trời tung tẩy
Rốt cuộc cũng thế này ...

Mỗi người đến cuộc đời
Khác chi là con Cáo
Ăn chơi thoả dục người
Ra đi, cắt cúc áo

Nếu suy ngẫm thấu đáo
Đến cuộc đời trắng tay
Tắt hơi đi tay trắng
Mang công tội trả vay

Đến kiếp sau trả tiếp
Nợ nần trót vay vào
Nghĩ xem, có nên ác ?
Hay hành thiện thêm nào ?

    PNP-SG-30/04/2018


Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

TỶ PHÚ MỸ HOÀN TOÀN KHÁC ĐẠI GIA TÀU - VIỆT


TỶ PHÚ MỸ HOÀN TOÀN KHÁC ĐẠI GIA TÀU - VIỆT

Ông năm nay 87 tuổi, ông ở trong căn hộ đi thuê ở thành phố San Francisco, Mỹ. Ông chưa từng mặc quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không còn mốt.

Ông không có ô tô riêng, ra ngoài thường đi bằng xe buýt, túi xách mà ông dùng để đi làm là túi vải. Nếu đến một quán uống bia, ông cẩn thận đối chiếu tính tiền; nếu bạn là khách ở nhà ông, trước khi ngủ ông sẽ nhắc bạn nhớ tắt đèn để tiết kiệm điện.

Một ông già cẩn thận từng xu như thế, nhưng ông chính là người tặng cho đại học Cornell 950 triệu đô, cho đại học California 125 triệu đô, cho đại học Stanford 60 triệu đô. Ông đã dành 1 tỷ đô tài trợ cho chương trình cải tạo và xây mới các trường đại học ở Ireland, nơi tổ tiên ông đã từ đó ra đi để tới Mỹ tìm miền đất hứa. Ông thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi cho trẻ em ở các nước đang phát triển. Ông cũng dành 350 triệu đô để tài trợ cho các chương trình ở Việt Nam. Cho đến nay, ông đã cho đi toàn bộ tài sản 8 tỷ đô của mình.

Ông là doanh nhân sáng lập ra tập đoàn kinh doanh hàng miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích chi tiêu cho bản thân – ông là Chuck Feeney.

Ông kín tiếng về việc từ thiện trong hơn ba thập kỷ qua, ông đã đóng góp vào quỹ từ thiện đến 99% gia sản của mình. Ông không tiếp xúc với truyền thông để lăng xê mình hoặc sự nghiệp của ông. Ông hiếm khi trả lời phỏng vấn báo chí. Chỉ khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông, ai cũng muốn hỏi: Vì sao Chuck Feeney lại có thể dửng dưng với gia tài hàng tỷ đô la như thế?

Ông chỉ mỉm cười kể câu chuyện: “Một con sóc thấy bồ đào trong vườn, muốn vào trong ăn một chầu cho đã, nhưng nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để gầy đi, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó chui được ra, bụng vẫn thót lại như lúc chưa chui vào.”

Ông làm từ thiện và quyên tặng hết tài sản là bởi vì, “vải liệm không có túi”, người chết ra đi không mang được gì. Con người “sinh ra tay trắng thì khi trở về cũng nên trắng tay!”

Ông có 5 người con. Ngay từ khi các con còn nhỏ, ông Feeney đã dạy chúng cách kiếm tiền và sử dụng một cách khôn ngoan. Tỷ phú Feeney đã yêu cầu con trai đi làm hầu bàn, con gái làm bồi phòng khách sạn hoặc thu ngân trong các kỳ nghỉ hè. Các con của vị doanh nhân này luôn tự hào vì những quyết định của cha, nhất là chuyện ông quyên góp gần như toàn bộ tài sản làm từ thiện.

Việc cho đi toàn bộ tài sản của tỷ phú Feeney đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tỷ phú khác trên thế giới cam kết cho đi phần lớn tài sản để làm từ thiện như Bill Gates.

(Thông tin tổng hợp trên mạng)

NGƯỢC (4)


NGƯỢC (4)
Đa tài-sắc hay cầu mong trời đất
Gặp được người không hám sắc, vì tiền
Kém tài-sắc, hay trưng khoe giàu-sắc
Mong dụ người ham nhan sắc, luỵ tiền

         PNP-SG-29/04/20

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

CÓ MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU ANH CŨNG NHƯ EM


CÓ MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU ANH CŨNG NHƯ EM

.

Sau 21 năm chung sống,một ngày, tự nhiên vợ của Peter nói với ông:
- “Anh hãy mời một phụ nữ khác đi ăn tối, xem phim.
 Em yêu anh, nhưng em biết người đó cũng yêu thương anh và muốn dành thời gian ở bên cạnh anh”.
 Peter thật bất ngờ khi nghe vợ khuyên, nhưng khi vợ “bật mí” người ấy chính là mẹ ruột của ông thì Peter vui vẻ điện thoại ngay.


Mẹ của Peter góa bụa đã 19 năm và sống một mình. 
Peter bận rộn công việc, con cái nên rất ít gặp mẹ.

Nhận được điện thoại mời ăn tối của Peter, người mẹ ngạc nhiên:
-“Có chuyện gì không ổn hả con? Con khỏe không?”.
Peter trấn an mẹ:
-“Mọi chuyện vẫn tốt, đơn giản là con muốn hai mẹ con mình ăn tối với nhau”.


Cuối tuần đó, Peter lái xe đến đón mẹ. Khi Peter vừa đến cửa, mẹ đã đứng đợi. Bà mặc lại bộ váy áo trang trọng của dịp kỷ niệm ngày cưới lần cuối cùng.Bà không quên uốn tóc và trang điểm nhẹ.Bà cười rạng rỡ:
-“Mẹ khoe với bạn là con mời đi ăn tối, các bà ấy rất ấn tượng về điều này”.
 Người mẹ vô cùng tự hào khi khoác tay con trai bước vào một nhà hàng ấm cúng và nổi tiếng với thức ăn ngon.

Lúc Peter xem thực đơn,bà lại mỉm cười:
-“Nhìn cảnh này, mẹ nhớ lúc con còn bé, mẹ toàn xem thực đơn để chọn món ăn phù hợp với con”. 
Peter trìu mến:
-“Bây giờ con sẽ làm thay mẹ”. Họ say sưa trò chuyện suốt bữa tối.
 Khi Peter tiễn mẹ về đến nhà,người mẹ nói:
-“Lần sau chúng ta lại ăn tối với nhau nhé, nhưng hãy để mẹ mời con”.


Chưa đầy một tuần sau,mẹ của Peter qua đời vì một cơn đau tim. Ít lâu sau, Peter nhận được một phong bì, trong đó có bản sao một hóa đơn trả trước ở chính nhà hàng mà Peter và mẹ mới đến ăn tối. Kèm với hóa đơn là lời nhắn của mẹ:
“Con trai thân mến. Mẹ đã
 trả tiền trước cho hóa đơn này. Mẹ không chắc có thể cùng con trở lại đây lần nữa,nhưng mẹ vẫn trả tiền cho hai phần ăn - dành cho con và con dâu của mẹ.
Chắc con không biết rằng bữa tối hôm ấy có ý nghĩa thế nào với mẹ. Thương con nhiều”.



(Sưu tầm trong báo Mỹ)

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

GÀ CHỌI & GÀ TRỐNG THIẾN


GÀ CHỌI & GÀ TRỐNG THIẾN

Trẻ trai đầy phong độ
Chưa biết “sắc” là gì
Tướng gầy săn “gà chọi”
Nhiệt huyết bừng bừng phi

Chỉ dính mùi “nữ sắc”
Giảm phong độ cấp thời
Béo chảy “gà trống thiến”
Hèn đụt ngẩn ngơ người

Trải rồi, nhục - biết giữ
Phong độ thân trai mình
Làm - tập luyện - ăn uống
Chừng mực sắc, cẩn tình

    PNP-SG-27/04/2018


Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

KHÁC NHAU GIỮA GÀ & ĐẠI BÀNG


KHÁC NHAU GIỮA GÀ & ĐẠI BÀNG

Tổ Đại Bàng êm chắc
Trên vách núi cheo leo
Trong tổ có một trứng
Cuồng phong hất bay vèo

Tổ bay xa hàng dặm
Rơi êm xuống lùm cây
Trứng lăn ra vào ổ
Gà mái đang ấp bầy

Đủ ngày ổ trứng nở
Lẫn vào Đại Bàng con
Đàn ồn ào chiêm chiếp
Theo gà mẹ kiếm ăn

Đại Bàng chui khỏi vỏ
Thấy mình giữa đàn gà
Ngỡ mình cũng gà nhỏ
Chạy theo bầy gần xa

Nhưng có một sức mạnh
Âm thầm hối thúc lòng
Thảng ngẩng đầu ao ước
Ngó bầu trời mênh mông

Mấy gà anh em mắng
Mơ mộng ngó chi trời
Ta là gà mặt đất
Lo bươi ăn mệt rồi ...

Một sáng kia bỗng thấy
Cánh Đại Bàng trên không
Oai hùng sải cánh rộng
Lướt mây trời mênh mông

Đại Bàng con thích quá
Nhảy lên vỗ cánh bay
Nhưng rớt bịch ngay xuống
Rộ đàn cười mỉa mai

“Không biết thân, mơ mộng
Gà mặt đất đòi bay ...”
Đại Bàng con im lặng
Cúi đầu lẳng lặng bươi ...
————
TRƯỜNG HỢP A - NUÔI CHÍ LỚN
Ngày qua ngày kiên định
Kiếm ăn xong, tập tành
Chạy đà trên mặt đất
Vỗ mạnh cánh thật nhanh

Bỏ ngoài tai dị nghị
Anh em đàn chê bai
“Không lượng sức, mơ mộng
Gà mặt đất đòi bay”

Hàng trăm lần thất bại
Rơi ngã xuống ê chề
Vẫn kiên trì thử lại
Chấp nhận đau không nề

Tháng ngày trôi thấm thoắt
Cánh mạnh lông đủ dài
Một buổi trưa nắng gắt
Đại Bàng bay lên trời

Cả đàn gà trố mắt
Ngưng kiếm ăn, trầm trồ
Gặp vận may có khác
Gà hoá Đại Bàng cồ ...
—————-
TRƯỜNG HỢP B - THẤT CHÍ, BUÔNG XUÔI
Ngày nối ngày túc tắc
Bươi kiếm ăn qua ngày
Phận gà, đành cam chịu
Sống chờ ngày qua đời

Đại Bàng bệnh rồi chết
Như một gà trống già
Khi đủ cánh dài khoẻ
Đủ tiềm lực bay xa ...
——————

Đời người ta cũng vậy
Khác nhau Gà/Đại Bàng
Ở chỗ nuôi cao vọng
Bền gan xây mộng vàng

Tuổi đôi mươi nhiệt huyết
Bền chí hai mươi năm
Ngoài bốn mươi cất cánh
Bay giữa trời thênh thang

    PNP-SG-26/04/2018

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

PHƯỚC DO ĐÂU MÀ CÓ ?


PHƯỚC DO ĐÂU MÀ CÓ?
(Sư Ông Trúc Lâm)

Đức Phật đã nói Ngài không có quyền ban phước xuống họa cho ai, đó là Ngài nói lẽ thật. Nhưng chúng ta bây giờ mỗi lần đem phẩm vật đến cúng chùa thì đòi đủ thứ. Vì vậy quí thầy quí cô cũng phải chiều lòng nên tán thán công đức vô lượng vô biên, v. v… đủ thứ. Thật ra, nếu chúng ta cúng chùa với lòng thành của mình, vì muốn Tam Bảo hiện hữu mãi ở thế gian, nên phụ giúp cho quí thầy, quí cô yên tâm tu hành, giảng dạy cho mọi người hiểu đạo. Đó là tốt rồi, đòi làm chi nữa. Nhưng nói thế người ta không cúng đâu, nghe khô khan quá. Cho nên Tăng Ni phải khen ngợi công đức cúng dường vô lượng vô biên, như vậy Phật tử mới vui. Lâu ngày thành lệ, cứ nói cúng là phước đức vô lượng vô biên, nên thiên hạ rủ nhau: "Cúng chùa có phước lắm nghen", mà không biết tại sao có phước. Phước là do lòng mình chân thành muốn Tam Bảo thường còn để lợi lạc chúng sanh, đó là tâm tốt. Từ tâm tốt ban đầu nên quả tốt theo sau. Còn người cầu lợi, muốn có phước vô lượng vô biên nên cúng, đó là tâm tham, làm sao có phước được.

Chúng ta kiểm lại xem đạo Phật là đạo chuộng lẽ thật, mà người tu thiếu lẽ thật thì vô tình đánh lừa Phật tử. Đánh lừa bằng cách bảo: "Nhà con có cha bệnh, để thầy cầu an cho" hoặc "nhà con có mẹ mất, để thầy cầu siêu cho". Nếu chiếu theo luật nhân quả thì thầy có thể cầu được không? Luật nhân quả nói rõ ràng, ai làm người đó phải chịu quả báo của mình. Nếu cầu được thì Phật không dạy chúng ta tu. Ai làm gì cứ làm, có tiền đưa thầy cầu cho thì không có tội lỗi chi hết, như vậy khỏi tu. Còn nếu tu thì không phải do cầu mà được.

Tu là mỗi người tự thấy lỗi lầm của mình rồi tránh sửa. Tránh sửa, không tạo tội ác, không gây lỗi lầm thì tự mình đầy đủ phước đức, tự mình tốt rồi, đâu cần ai ban cho. Chớ còn cúng mà không chịu tu, cứ ỷ lại thầy lo cho mình hết thì cúng chùa hóa ra là đóng tiền bảo hiểm sao? Cúng rồi, má bệnh thầy không đến kịp liền buồn trách thầy không thương, vì không đáp lại đúng những gì Phật tử mong muốn. Vậy thì đồng tiền bỏ ra chỉ để đáp lại những yêu cầu trước mắt thôi, chớ không có ý nghĩ sâu xa, như gieo duyên với Tam Bảo để được lợi ích cho nhiều người. Làm như vậy vô tình đạo Phật không còn là đạo của lẽ thật nữa.

Đạo Phật chuộng lẽ thật, mà bây giờ biến thành đạo huyền hão, không có lẽ thật, lỗi tại đâu? Chính những người hướng dẫn phải chịu trách nhiệm này, chớ Phật tử có biết gì. Thế nên người tu phải hiểu thật thấu đáo trách nhiệm của mình. Như Phật tử muốn tu theo đạo Phật cho hết khổ, thì phải dạy họ thấy được lẽ thật. Ví dụ khi biết tâm con người là một dòng chuyển biến đổi thay, tùy duyên tùy cảnh, có người nào đó đổi thay với mình thì chúng ta cười thôi, không trách móc giận hờn. Đó là lẽ thật ta kinh nghiệm rồi, nên đâu có khổ.

Như đối với thân này, ai dám bảo đảm từ trẻ tới già mình không bệnh? Trong ngành y dễ nhận điều này lắm. Chính thân mình, mình còn không biết hết được, không tự cứu được, thì cứu người cũng chỉ một phần thôi. Có thân là có bệnh, Phật đã dạy như thế. Thân này là ổ của bệnh hoạn. Chỉ cần một giọt máu đông lại, chận đứng mạch máu thì thấy chết tới nơi rồi, phải không? Đó là mới nói mạch máu, còn bao nhiêu tế bào sanh hoạt nữa, suôn sẻ đều đặn thì yên, nếu tế bào nào ngỗ nghịch một chút thì thấy nguy rồi. Rõ ràng đối với thân này, chúng ta không có quyền làm chủ, mà cứ ngỡ mình là chủ. Cho nên Phật nói vô ngã, tức không có chủ thể.

Thân này không có chủ thể, chẳng qua duyên đủ thì an toàn, duyên thiếu thì tan rã. Nhiều khi chúng ta không biết bây giờ trong đó nó đang làm gì? Chỉ đói thì cho cơm, vô đó nó tiêu hóa được, hay không được cũng ráng chịu, chớ không biết gì cả. Nếu chúng ta làm chủ thì phải biết nó đang trục trặc ở đâu, tìm cách giải quyết được. Đằng này không biết gì hết, cứ dồn vô rồi nó tự giải quyết sao thì giải quyết, như vậy chủ ở chỗ nào?
Nên cái nhìn của thế gian rất hời hợt, cứu đời chỉ là cứu tạm thôi, chớ không cứu được chỗ rốt ráo cùng tột. Đạo Phật dạy thân này không có chủ, sống tùy theo duyên. Duyên thuận thì tốt khỏe, duyên nghịch thì đau yếu bệnh hoạn, vậy thôi. Do đó chúng ta không phải là chủ trọn vẹn của thân này, mà chỉ nương gá, mai mốt nó sẽ hoại. Cũng như chúng ta sắm chiếc xe, khi đang điều khiển thấy như mình làm chủ nó, nhưng tới chừng nó trục trặc thì chủ cũng phải cởi áo ra sửa gần chết. Rồi mai mốt nó cũ không biết mình làm chủ nó hay nó làm chủ lại mình. Ta đẩy nó thì ai là chủ? Rõ ràng mọi vật chỉ nương gá với nhau mà tồn tại, chớ không có chủ thể.

Trở lại, tại sao chúng ta phải tu? Tu là chuẩn bị cho mình giải thoát như Phật. Nếu chưa thành tựu sở nguyện ấy, chúng ta còn trở lại, nhưng trở lại với điều kiện tốt hơn. Do đó thân này có hoại mình cũng không sợ. Còn nếu ta cứ lo cho thân hiện tại, tạo nghiệp ác, tới chừng thân sắp hoại khổ sở hoảng hốt, không biết làm sao.

Như vậy mới nhìn người tu như thiệt thòi, thua sút, nhưng thật ra lại là người sáng suốt, biết lo xa, biết nghĩ tới thân chân thật bất hoại. Mình biết chiếc xe cũ sẽ hư thì chuẩn bị tiền mua xe mới tốt hơn. Cũng vậy chúng ta biết thân này phải già, phải chết, nên làm sao ngày nó già chết, mình đủ phước, đủ duyên để được thân sau tốt đẹp hơn, nhẹ nhàng hơn. Đó là biết lo xa.

Thế gian người có đầy đủ phương tiện, muốn gì cũng có, nhà cao cửa rộng, sang trọng đủ hết, nhưng rồi thân này cũng bại hoại. Tuy nhiên trong thân bại hoại ấy có cái không bại hoại, mà chúng ta cứ dồn sức lo cho cái bại hoại, quên mất cái chân thật. Chừng thân bại hoại tan rã, không biết làm sao. Người tu biết ngay trong thân này phần nào bại hoại, phần nào không bại hoại, nên dồn sức lo cho thân không bại hoại.

Quí Phật tử biết trong thân này có cái gì không bại hoại? Như chúng ta thấy cái bàn, cái ghế, cái nhà v. v… thế nào rồi cũng hư mục. Nhưng khoảng không trong cái bàn, cái ghế này không có hư mục. Cái gì có tướng là duyên hợp, tạm có rồi mất. Còn cái không tướng thì không do duyên hợp nên không mất. Không tướng tôi muốn nói ở đây không phải không tướng của hư không, không tướng nhưng lại có tri giác. Có tri giác tức là có biết, biết mà không tướng.

Tâm chúng ta có hai thứ, một thứ biết có tướng, một thứ biết không tướng. Biết có tướng là khi chúng ta nghĩ về người, hình ảnh người hiện ra; nghĩ về vật hình ảnh vật hiện ra; đó là cái biết có tướng. Còn khi ta ngồi chơi thản nhiên tự tại, không nghĩ, không suy, lúc đó vẫn thấy cảnh trước mắt, vẫn nghe âm thanh chung quanh, biết rất rõ mà không nghĩ suy, đó là cái biết không tướng. Có tướng thì sanh diệt, không tướng làm sao sanh diệt?

Nhưng chúng ta lại không để ý đến cái biết không tướng, chỉ chạy theo cái biết có tướng, nghĩ việc này, việc kia v. v… Những cái bóng đó cứ theo mình suốt ngày, suốt đời, làm khổ chúng ta và cuối cùng nó cũng không còn, thế mà ta lại chú tâm đến nó. Nghĩ thương, nghĩ ghét, nghĩ buồn, nghĩ giận… chợt có chợt không. Nếu những thứ đó thật thì nó còn hoài; nhưng nó có rồi mất, như vậy đâu phải chân thật. Trong khi cái hằng thấy hằng nghe của mình, từ bé đến già luôn hiện hữu bên chúng ta, không thay đổi mà mình lại quên, không để ý đến nó. Thật là chúng ta ngớ ngẩn làm sao! Thế gian giành phải giành quấy, nhưng sự thật phải quấy đó lấy gì làm tiêu chuẩn? Người ta cho rằng những gì trái với luật pháp là quấy. Nhưng luật pháp có phải là chân lý chưa? Luật pháp chẳng qua do một số người suy gẫm đặt ra theo nhu cầu của xã hội đương thời. Nhưng khi có chuyển biến mới thì nhu cầu xã hội thay đổi, cho nên luật pháp cũng thay đổi theo. Như vậy cái gì chân lý?

Khi nghe mọi người nói "cái này phải", mình liền chấp đó là phải, ai làm khác thì cho là quấy, như vậy mà con người đả kích thù ghét nhau hoài. Cái phải của ngày nay không là cái phải của ngày xưa và cũng không là cái phải của ngày mai. Như vậy đâu có phải quấy thật. Ví dụ ở nước ta ra đường đi tay phải là đúng, nhưng qua bên Anh đi như vậy là sai. Cho nên luật lệ còn tùy vào hoàn cảnh, xứ sở, tập tục… của mỗi nơi nữa, không có gì cố định cả. Vậy mà con người cứ khen, chê, phải, quấy, điên cuồng như vậy.

Đạo Phật chỉ ra lẽ thật chính là cái hằng thấy hằng biết, không hơn thua, phải quấy nằm sẵn ngay nơi mỗi chúng ta. Bởi vậy tu là để cho tâm mình yên tịnh, thấy được lẽ thật này. Sống được với lẽ thật rồi thì những oán hờn, thù ghét của thế gian không là gì đối với mình cả. Ta sống an lành, tự tại. Người tu nếu không được như vậy mà cuồng loạn như người đời thì thật xấu hổ vô cùng.

Nên hiểu tường tận lẽ thật của đạo Phật, chúng ta mới thấy giá trị cao cả của sự tu hành, nếu không chúng ta sẽ không biết tu thế nào? Tại sao phải tu? Hiểu đạo Phật một cách đúng đắn thì trong cuộc sống đã có trí tuệ. Ví dụ nghe người ta nói bậy mình cười thôi, không giận. Không giận thì đâu có khổ, không khổ là vui. Sống vui là sống có trí tuệ. Chớ nghe người ta nói bậy, mình bực bội theo, là khổ chung với họ rồi. Khổ như vậy thì thật là khờ dại, không có chút trí tuệ nào cả.

Người cuồng loạn, không biết lẽ thật, chúng ta thương họ nên phải tỉnh, đừng có điên theo. Đằng này người ta điên mình điên theo, thành ra điên cả chùm, rốt cuộc cả thế gian cuồng loạn, không thấy, không hiểu chân lý chút nào hết. Đó là nói đạo Phật chuộng lẽ thật.

Vì chuộng lẽ thật cho nên đạo Phật nói thẳng lẽ thật, không vuốt ve, không lừa bịp. Thế gian thì tránh né sự thật, tô điểm thêm ảo tưởng cho con người, nên sống trong mê lầm, đau khổ. Mê lầm là gốc của đau khổ. Chúng ta biết được lẽ thật, thấy được lẽ thật rồi, cười với cuộc đời thôi, thì hết đau khổ. Hết đau khổ là ngay cuộc đời này giải thoát rồi. Mình không bị vòng đời cuốn trôi, sống an vui tự tại. Đó là giá trị chân thật của người tu.

Trích "HOA VÔ ƯU 4 - ĐẠO PHẬT NÓI THẲNG LẼ THẬT"
Thiền Sư Thích Thanh Từ

KIẾP NAO TÌNH PHỤ, KIẾP NÀY VÔ DUYÊN


KIẾP NAO TÌNH PHỤ, KIẾP NÀY VÔ DUYÊN

Ngày em làm cô dâu
Anh chẳng là chú rể
Bàng hoàng như chiêm bao
Chưa bao giờ buồn thế

Ôi cuộc đời dâu bể
Nào thuận theo ý người
Được tình sầu thua lý
Ràng buộc ngang trái đời

Cầu hạnh phúc cho người
Mà lòng đau tê dại
Mong là giấc chiêm bao
Sẽ hết buồn tỉnh lại

Ôi cuộc đời con gái
Như trái chín trên cành
Đến thời buộc hứng hái
Khi kẻ trồng mải xanh

Hận thời gian quá nhanh
Kẻ trồng chưa về đợi
Thì trái chín thơm hồng
Kẻ qua đường hưởng lợi

Đành nhìn duyên qua vội
Chúc người hạnh phúc xanh
Kiếp nao ta tình phụ
Kiếp này đành vô duyên

       PNP-SG-25/04/2018

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

TÂM TA QUYẾT ĐỊNH SỐ MÌNH


TÂM TA QUYẾT ĐỊNH SỐ MÌNH

Tâm ta như một cái bình
Chứa mắm - bình mắm, chứa tình - bình thương
Chứa giận-ganh, bình chiến trường
Chứa nghi - sợ, là bình vương bệnh dài

Chứa vui vẻ, là bình hài
Chứa tha thứ, là bình ngài thánh nhân
Chứa làm ăn, bình giàu muôn
Chứa cờ bạc, là bình ông mạt đời

Chứa chuyện rác, bình rác người
Chứa tham-dâm-ác, bình thời ác nhân

Bên ngoài muôn chuyện xoay luân
Chuyện nào đọng-chứa trong tâm, giống mình
“Đồng thanh tương ứng”, thường tình
“Tương cầu - đồng khí”, chứa bình - tâm ta

Kẻ yếu vía, hay gặp ma
Kẻ dâm ý, dễ trăng hoa đắm chìm
Kẻ tham, mắc lừa tiền - tình
Kẻ tâm hung dữ, thình lình hoạ thăm

Người năng thiện, may mắn đông
Người tín Chúa - Phật, qua sông an toàn
Người thích trẻ, con đông đàn
Người trọng công việc, tiền vàng dễ theo

Lười-chểnh mảng, nghèo thích đeo
Hám danh hám lợi, khổ eo tiền - quyền
Đa đoan hay vướng lưới tình
Tham ăn hay dễ mập mình, bệnh thiên

Ích kỷ đòi hỏi, dễ điên
Vị tha hay giúp, đời lên - sáng hình
Tâm ta như một cái bình
Chứa gì - bình nấy, tuỳ mình chọn thôi
Đừng đổ thừa số nghèo - hôi ...

        PNP-SG-23/04/2018

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

THẾ TRẬN “ĐỒ ĐỂU”


THẾ TRẬN “ĐỒ ĐỂU”

Đồ đểu vây bủa khắp nơi
Hại dân kiệt sức hết hơi sống mòn
Từ cái ăn - uống - học hành
Thuốc men - chính sách, ... chỉ rình hại dân

Câu hỏi cắc cớ, mà thâm
Ai tạo ra thế ? Dùng đâm cái gì ?

Dân sợ, hàng nội bỏ đi
Thì ai được lợi ? Nghĩ suy xem nào ?
Khổ quá, dân giỏi “tỵ đào”
Nhân tài đi hết, giặc nào lợi đây ?

Giàu - giỏi, cao chạy xa bay
Bỏ đất nước lại, cho ai nhảy vào ?
“Big C” thâu tóm siết đầu
Đất đai ven biển, giá nào cũng mua
“Bách hoá xanh”, nấm sau mưa
“Điện máy xanh” cũng mở đua kém gì ...

Tiền đâu như cát biển chi ?
Để ai chiếm chợ thiên di kiến đàn ?

Kinh tế chính xứ Việt vàng
Cà phê, nông-hải sản, ... làng chết queo
Nhân tài thưa lá Thu vèo
Kiệt quệ mọi mặt, nước nghèo, chống ai ?
Giặc kia lẳng lặng ngon xơi ...

       PNP-SG-22/04/2018

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Đồ đểu như cát sông Hằng


ĐỒ ĐỂU NHƯ CÁT SÔNG HẰNG

Sáng dậy uống “cà phê pin”
Xong rùi ăn sáng phở rình phọoc-môn
Tái bò từ thịt heo ngâm
Nước phở từ hoá chất thơm ngạt ngào

Trưa cơm “rau muống nhớt xào”
Muống xanh tưới nhớt thải, vào bụng trơn
Món “heo siêu nạc” kho thơm
Kho chung măng tẩm chất ngâm ngon mềm

Thêm món “Tôm bơm thạch chìm”
Cá - gà nuôi cám tăng liền cân nhanh
Rau thơm tưới “thuốc phọt” xanh
Cà Chua rau củ trồng nhanh “thuốc hiền”

Nước chấm “tương-mắm thơm ghiền”
Nước muối pha hoá chất, phiền ruột gan
Ăn tráng miệng trái cây ngon
Dưa Hấu tiêm thuốc, Mít non bơm hàng
Chuối nhúng hoá chất chín vàng
Nho xanh bơm chất ngọt tràn họng luôn
Bơ nhúng hoá chất chín thơm
Sầu Riêng cũng nhúng, vàng ươm, xin mời

Ăn vào phủ tạng mệt rồi
Người thì trương nở, sức thời yếu suy
Bệnh viện đông quá tải đi
Trăm bệnh, ung bướu, nan y, bạt ngàn

Nằm bệnh viện, thuốc đểu tràn
Con nít chích vắc xin còn mạng vong
Thiết bị y tế lung tung
Chạy thận, chết thận, la um ai đền

Nằm nhà đọc báo cho hiền
Xem ti-vi riết, ngu liền ai hay
Tin toàn chế biến, xạo chay
Nhưng tăng thuế - điện, giá bay, thiệt à
————-
Quá chán ngán cảnh ta bà
Ăn chay, lạy Chúa - Phật Đà cho yên
Đồ chay tự nấu đó nghen
Tự trồng tự hái mới thêm chắc bằng
Thời đồ đểu “Cát sông Hằng” ...

         PNP-SG-21/04/2018