Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

MIỀN NÀO TỐT ?


MIỀN NÀO TỐT ?

Gái miền Trung da ngăm - mắt sáng
Gái miền Tây da trắng - mắt ngăm
Gái miền Bắc môi thẳng - mép cong ...
Miền nào thấy cũng dễ “xương” 
Dễ lọt “Hoạ thuỷ” - con đường hồng nhan
Nhầm hàng, thịt nát xương tan
Hoạ luỵ di đến cháu con 3 đời 

Đừng quên người xưa có lời
“Dâu dữ mất Họ, Chó dữ mất củ Riềng ...
Vợ dại, hại 3 đời miềng ...

        PNP-SG-31/03/2018

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

CHẮC ĂN, TỰ MÌNH LÀM RA


CHẮC ĂN, TỰ MÌNH LÀM RA

Đời hay ngưỡng mộ thành công
Nào hay cực khổ mênh mông người từng
Đời ưa sắc đẹp, danh lừng
Nào hay xảo ảnh trong từng phút giây

Sự đời muôn mặt, ai hay
Nhân quả tuyệt đối trả vay, không chừa
Nhanh - ngon - tốt - rẻ, quả lừa
Hay đồ mông má của thừa người ta
Chắc ăn, tự mình làm ra ...

        PNP-SG-29/03/2018

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

NHIỆM MÀU ĐỜI TA (2)


NHIỆM MÀU ĐỜI TA (2)

Đức năng thắng số xưa rày 
Nhiệm màu đến với người hay giúp đời
Chưa thấy, chẳng tin Phật - Trời
Riêng tôi đã trải, kể lời bạn nghe

Trọng bệnh, ai đã trải qua
Thấy quan tài, mới lệ sa, thảm sầu
Xơ vữa hẹp mạch tim sâu
Hẹp thêm mạch cổ, huyết cao, nằm dài
Thuốc tây chữa cả năm trời
Máu cứ lên xuống, mạch người chưa thông

Hoạt động mạnh chút, vận công
Huyết áp cao vút, muốn tung vỡ thành

Ăn kiêng mất cả năm ròng
Gầy sút chục ký, mạch lòng hẹp nguyên
Động chút, huyết áp vọt lên
Nằm ngửa ngậm thuốc mà rên thấu trời

Nếu chẳng Trời Phật độ người
Bệnh hiểm còn cách mổ rồi, đặt stein
Đặt stein uống thuốc triền miên
Chống đông máu, ...., người yếu sên, hỏng đời

Gặp pháp “Nhịn ăn dài ngày”
Tác dụng bằng giải phẫu người, không dao
Khấn nguyện Phật Pháp, Trời cao
Rồi nhịn một mạch, đói đau 7 ngày
Xong ăn cháo một tuần trời
Nhịn 7 ngày nữa, trông người ... toàn xương

Nhịn ăn 14 ngày trường
Xơ vữa tiêu mất, thông đường mạch sâu
Thân quen gặp, trố mắt sao
Gầy sút khủng khiếp, xanh xao thế này ?

Trước kia 64 cân đầy
Sau nhịn, gầy nhất, chỉ tày ... 48 thôi
Phần tư trọng lượng mất toi
Mới thông lại mạch, tháng trời còn xanh
Hai tháng sau, người nhẹ tênh
Tung tăng như tuổi thanh niên thuở nào
Chẳng còn bệnh huyết áp cao
Nhưng ăn phải cữ, béo vào là thua
Bệnh cũ tái lập, quay đơ
Ăn buộc phải kỹ, tập khờ thân ve

Khí công lạy Phật đều nghe
Ngày 2 thời, chú Đại Bi tụng đều
Thoát bệnh nghẽn mạch nhiệm màu
Không mổ, không thuốc, nhức đầu Tây y

Không phải nhiệm màu, là chi ?
Trải rồi, tin Phật từ bi nhiệm màu
Tin đức cải số nan đào
“Đức năng thắng số”, nhiệm màu đời ta./.

            PNP-SG-28/03/2018

TIỆN NGHI


TIỆN NGHI
Tiện nghi cũng thể áo quần
Sang trọng thì đẹp, dài Đầm khó xoay
Người mơ biệt thự xe hơi
Kẻ ở dọn mệt, bực nơi tắc đường

         PNP-SG-28/03/2018

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

ANH HÙNG & THỜI THẾ


ANH HÙNG & THỜI THẾ
"Thời nao chẳng có anh hùng
Thời nào chẳng sẵn thằng khùng thằng điên"
Lạc thời, anh hùng giống điên
Đắc thời Khùng bảnh chơi trên anh hùng

           PNP-SG-27/03/2018

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

THÂN + THẦN + VẬN ĐỘNG, QUYẾT ĐỊNH THỌ YỂU


THÂN + THẦN + VẬN ĐỘNG, QUYẾT ĐỊNH THỌ YỂU

Sinh mệnh Cha Mẹ - Trời cho
Sống khoẻ sống thọ lại do nơi mình
Nào hay lối sống thường tình
Quyết định Thọ - Yểu, hành trình nhân gian

Tạo hoá tuyệt vời đã an
Vạn vật đều có cách riêng sinh tồn
Thuận Thiên sống mới dài đường
Nghịch Thiên, yểu tử, chuyện đương nhiên rồi

Tạo hoá chế tác con Người
Ban cho làm chủ muôn loài chúng sanh
Có suy nghĩ, có tâm linh
Có bàn tay khéo, thông minh tuyệt vời
Nhưng có tham vọng hơn Trời
Nên sẵn mầm hoạ diệt đời ai hay

THÂN
Người ăn đa số là chay
7 phần răng cối hàm nhai rõ ràng (20/32 cái răng)
Dùng nhai cốc loại nhẹ nhàng
2 phần răng cửa cắt hàng củ rau (8/32 cái răng)
1 phần răng nanh nhiều đâu (4/32 cái răng)
Dùng cắt xé thịt, thảng lâu gọi là

Ăn 7 - 2 - 1 thì ta
Cả đời khoẻ mạnh, thọ là trên trăm
Nhưng vì kém hiểu kèm tham
Ăn cho sướng miệng, toàn hàng thịt ngon
Đặc sản đủ món béo thơm
Kèm sữa - bia rượu - thuốc hun, hại mình
Gan - thận - ruột - phổi, lình xình
Tiêu tốn chất sống (enzime), quân bình cho ta

Qua 35 tuổi biết nha
Ngoài 40 sẽ nhẩn nha bệnh dài
Sáu chục đã xem thọ rồi
Bệnh tật - đoản mệnh, trái Trời, vì tham
Người người béo mập, bụng vun
Thêm mặt nọng đỏ, bệnh ôm thân rồi
Vô minh, tưởng phát tướng tài ...

THẦN
Người nào sống có niềm tin
Tinh thần an ổn, bình nhiên, khoẻ rồi
Trái lại, lo lắng rối bời
Náo loạn nhộn nhịp, bệnh thời phát sinh

“Lo lắng thắt ruột héo gan”
“Giận bầm gan ruột”, không oan chút nào
Giận dữ gây huyết áp cao
Lâu dài bệnh trọng kéo nhau hoành hành

Ai có đức tin chân thành
Dù Chúa hay Phật, dễ lành tâm an

Tội kẻ không có đức tin
Thuyền không bánh lái, sóng lên, xoay mòng
Con người theo thuyết vô thần
Chẳng sợ nhân quả, ác mần liền tay
Bệnh tật tai hoạ theo ngay
Qua 35 tuổi mạch chai cứng rồi

Oán thân trái chủ theo đòi
Kết u nghẽn mạch, bệnh thời phát ra
Ăn ít mà mập, đỏ da
Nặng nề, vận động kém xa lúc gầy

Còn phước, cảnh giác cảnh này
Tăng cường luyện tập, xa rời nhàn - tham
Đổi qua chế độ ăn kiêng 
(giảm tối đa thịt-cá-rượu bia-dầu mỡ-đường-muối)
Thì bệnh tật sẽ dần nghiêng bớt lần

Hết phước, dấn nhậu - dục phàm
Đốt kiệt phước đức qua đàng hưởng vui (ăn-mặc-ở-sắc dục)
Rất nhanh, bỏ dở cuộc chơi
Đột quỵ, bỏ lại cuộc đời, ra đi
Nhẹ thì tai biến, yếu suy
Lất lây tật bệnh chứng di khổ dài

VẬN ĐỘNG
Con người - Động vật bậc cao
Sinh vật vận động thuận theo Chúa Trời
Có đâu trong phòng ngồi hoài
Còn chịu căng thẳng kéo dài, nghịch thiên

Bệnh tật sẽ phát triền miên
Do mạch bị nghẽn, thần kinh căng mòn

Trái lại, vận động quá chừng
Khi đã trung tuổi, mạch dừng dãn co
Thể thao quá sức, nguy to
Tim bơm mạnh, mạch nghẽn do mỡ chèn
Đột quỵ - tai biến tốc hành
Vận động phải nghe ngóng mình mà chơi

Thiếu vận động, mạch nghẽn khơi
Vận động quá mức, đùa chơi tử thần ...
—————-

Sinh mệnh Cha Mẹ - Trời cho
Sống khoẻ sống thọ lại do nơi mình

Sống khoẻ, tiền - tài sản mình
Bệnh chết, tiền - di sản mình, chúng tiêu
Con sai, vợ sài, chửi trêu
Đồ ngu chết sớm, vợ theo tao hành
Tao cần tiền, vợ (mày) cần tình ...

         PNP-SG-25/03/2018

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

NHIỆM MÀU ĐỜI TA


NHIỆM MÀU ĐỜI TA

Đức năng thắng số xưa rày 
Nhiệm màu đến với người hay giúp đời
Chưa thấy, chẳng tin Phật - Trời
Riêng tôi đã thấy, nửa đời mới tin

Nhiệm màu vẫn đến ngày đêm
Ai tin - cầu nguyện - tu thân - hồi đầu
Đời ta, một chuỗi nhiệm màu
Khi đã sám hối, quay đầu, thành tâm

Ăn chay - niệm Phật - thiện chung
Lạy Phật sám hối, tâm không mong cầu
Một ngày bỗng thấy nhiệm màu
Phước chung hữu báo, Sen màu đời ta

            PNP-SG-23/03/2018

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

DUYÊN & PHẬN


DUYÊN & PHẬN
Hữu duyên vô phận, yêu thôi
Vô duyên hữu phận, lấy rồi chẳng yêu
Trời cao cũng khéo trớ trêu
Dệt duyên chẳng phận, tim thêu bóng tình

         PNP-SG-22/03/2018

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

BUÔNG BỎ & THĂNG HOA


BUÔNG BỎ & THĂNG HOA


Câu Tiễn xưa, 20 năm nằm gai nếm mật
Còn đời ta, 26 năm trầy trật bôn ba
Đạt Ma Tổ Sư chín năm toạ thiền “Diện Bích” (quay mặt vào vách)
Ta đối sầu niên vách quá mười ba

Ôi nghiệp đời, muôn kiếp xưa quá nặng
Nên chông gai, bao khổ nạn nếm rồi
Chợt một ngày, ta hồi đầu nhìn lại
Nhận ra mình trong bể khổ thảm bơi

Thầm lặng lẽ, buông kiếm - quy y Phật
Tu thân mình, mong giải nghiệp, thứ tha
Nằm đất - ăn chay - khổ hạnh đời tu tập
Buông bỏ đời, cùng tri kỷ thăng hoa

          PNP-SG-20/03/2018

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Dạy con thành người nhân đức

10 tuyệt chiêu dạy con thành người nhân đức tài giỏi


“Đẻ con thì đau đớn, chăm con thì cực khổ, nhưng tất cả không khổ bằng việc dạy con”. Làm sao để dạy một đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt, hiểu chuyện và cư xử đúng mực là điều không phải dễ dàng.
Không chỉ là trách nhiệm của người mẹ, mà đó còn là trách nhiệm của người cha, hay ông bà sống cùng nhà. Dạy con đôi khi không cần những bài học đao to búa lớn, mà chỉ cần những buổi trò chuyện nhẹ nhàng, giúp con nhận biết ra vấn đề và tự mình rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Cha mẹ chỉ cần quan tâm đến con, chú ý đến con, nắm bắt được tính cách con, để dễ dàng dạy dỗ điều hay lẽ phải. Trò chuyện cùng con, hoặc đưa ra các tình huống để con dễ hình dung, mà tự rút ra bài học cuộc sống quý giá cho bản thân.
Dưới đây là 10 câu chuyện, mà trong đó người cha đã có cách dạy con thật tuyệt vời! Người cha trong những câu chuyện không cần làm gì cả, chỉ đơn giản là chỉ trò chuyện cùng con và cho con sự lựa chọn. Khi hiểu ra vấn đề, đứa trẻ chắc chắn sẽ có lựa chọn đúng đắn.
Rất hay và ý nghĩa! Các bậc cha mẹ nên đọc và học hỏi cách dạy con ngoan tuyệt đỉnh qua 10 mẫu chuyện này nhé!
1. “Con xin lỗi cái bàn đi” – dạy con tính có trách nhiệm
Khi con trai được 2 tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên.
Hơn 1 phút sau, tôi đi đến chiếc bàn và hỏi:
“Cái bàn à, là ai đụng bàn đau thế? Sao khóc lóc thương tâm thế kia?
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
“Là ai vậy? Là ai đã đụng chiếc bàn?”
“Con, ba ơi, là con đụng!”
“Ồ, là con đụng à, vậy con không mau nghiêng mình với cái bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!
2. “Khóc xong rồi hãy gõ cửa” – dạy con bỏ thói trút giận lên người khác
Con trai 3 tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:
“Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?”
“Không có”.
“Vậy sao lại khóc?”
“Con chỉ muốn khóc thôi!” (Rõ ràng làm nũng).
“Được thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, bà tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người”.
Nói xong, đem nhốt con ở phòng rửa tay: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”.
2 phút sau, con trai đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!”.
“Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi”.
Kể từ hôm đó, cho đến tận năm 18 tuổi, con trai không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác.

3. “Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi” – dạy con tính cẩn thẩn
Con trai 5 tuổi. Chập tối dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi: “Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”. Tôi có phần sửng sốt.
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.
Về nhà, con trait hay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”. Con trai gật đầu.
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện một chút, xem thử con có thể vùi đầu được bao lâu”. Tôi nhìn đồng hồ. “Bắt đầu!”. Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời. Chỉ được 10 giây:
“Úi trời, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.
“Vậy sao? Một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ làm khó chịu hơn nhiều đấy”.
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”
“Được thôi, không đi thì không đi”.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
4. “Con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng?” – dạy con những gì nên làm và chưa nên làm
Con trai 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:
“Ba ơi, McDonald’s kìa!” (Thèm chảy cả nước miếng).
“Ừm, McDonald’s, muốn ăn không?”
“Muốn ăn!”
“Con trai, một người muốn ăn là ăn ngay gọi là “cẩu hùng” (gấu chó), thèm ăn mà có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.
Rồi nói tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”
“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng”.
“Tốt, vậy anh hùng khi muốn ăn McDonald’s sẽ thế nào?”
“Có thể không ăn!” (Rất kiên định).
“Quá xuất sắc! Anh hùng, về nhà thôi!”
Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà. Từ đó về sau, con trai đã học được những gì nên làm và những gì không nên làm, chống lại được cám dỗ.
5. “Con trai, con đã quyết định chưa? Là dùng gạch hay là dùng dao đây?” – dạy con biết nhìn hậu quả của hành động
Con trai 8 tuổi, nghịch ngợm, đánh nhau với bạn học lớn. Vết bầm tím khắp người, về đến nhà, khóc lớn không thôi.
“Ấm ức không?”
“Ấm ức!”, con trai vừa khóc vừa trả lời.
“Tức giận không?”
“Tức giận!”. Con trai khóc to lên.
“Con dự tính sẽ làm thế nào?”. Hỏi tiếp: “Con cần ba làm gì cho con nào?”
“Ba, con muốn tìm một viên gạch, ngày mai sẽ đập cậu ta từ phía sau”.
“Ừ, ba thấy được. Ngày mai, ba sẽ chuẩn bị cục gạch cho con”.
Hỏi tiếp: “Còn gì nữa không?”
“Ba, ba tìm cho con một con dao, ngày mai sẽ đâm hắn từ phía sau”.
“Được, cái này càng hả giận hơn, bây giờ ba đi chuẩn bị một chút”. Tôi đi lên lầu.
Nghĩ là được ủng hộ, dần dần con trai bình tĩnh lại. Khoảng 20 phút sau, tôi từ trên lầu đi xuống với một đống lớn quần áo và chăn mền.
“Con trai, con đã quyết định chưa? Là dùng gạch hay dùng dao đây?”
“Nhưng mà ba ơi, ba dọn nhiều quần áo và chăn mền để làm gì vậy?”. Con trai nghi hoặc.
“Con trai, là như vậy: nếu như con dùng gạch đập hắn ta, cảnh sát sẽ bắt chúng ta đi, ở trong tù đại khái chỉ cần ở 1 tháng, chúng ta chỉ mang một ít áo ngắn và chăn mỏng là được rồi; nếu như con dùng dao đâm hắn ta, chúng ta ở trong tù ít nhất 3 năm không trở về, chung ta cần phải mang nhiều quần áo và chăn bông, bốn mùa đều phải mang đủ”.
“Vì vậy, con trai, con đã quyết định chưa? Ba đồng ý ủng hộ con”.
“Phải như vậy sao ba?”. Con trai sững sờ.
“Chính là như vậy, pháp luật quy định như vậy mà!”
“Ba, vậy thì chúng ta không làm nữa nha!”
“Con trai, không phải là con đang rất căm phẫn sao?”
“Hây, hây, ba ơi, con đã không tức giận nữa rồi, thật ra con cũng có sao đâu”.
“Tốt, ba ủng hộ con”.
Từ đó, con trai đã học được sự lựa chọn và giả trá.
6. “Là người mạnh hay là người yếu, là đại nhân hay là tiểu nhân?”
Con trai 9 tuổi, năm lớp 4, môn toán không đạt nên sầu não không vui.
“Sao thế? Thi không đạt, còn làm mặt nặng mặt nhẹ với ba mẹ sao?”
“Bởi vì cô giáo dạy toán rất đáng ghét, học lớp của bà ấy không thích nghe”.
“Ồ, đáng ghét như thế nào?”, tôi cảm thấy rất hứng thú.
“… v…v…”, con trai nói rất nhiều, “nói tóm lại là cô ấy cũng không thích con”.
“Ồ, người khác thích con thì con thích họ, người khác không thích con thì con ghét lại họ. Điều này cho thấy con là người chủ động hay bị động đây?”
“Là người bị động ạ!”. Con trai trả lời.
“Là người mạnh hay người yếu, là đại nhân hay là tiểu nhân?”. Tôi tiếp tục hỏi.
“Là kẻ yếu, là tiểu nhân”. Con trai sợ hãi nói.
“Vậy con muốn làm tiểu nhân hay đại nhân?”
“Làm đại nhân. Ba ơi, con đã hiểu rồi: bất luận là cô giáo có thích con hay không, con đều có thể thích cô ấy, kính trọng cô ấy, là người chủ động làm một kẻ mạnh.
Hôm sau, con vui vẻ đến trường, từ đó môn toán đạt kết quả ưu tú. Và đã biết được thế nào là đại nhân, thế nào là tiểu nhân.
7. “Vậy tại sao lại còn chơi? Không kiềm chế bản thân nổi phải không?” – dạy con tính nguyên tắc
Con trai 10 tuổi, mê trò chơi điện tử. Mẹ nhắc nhở nhiều lần con không chịu nghe.
“Con trai, nghe nói mỗi ngày con đều chơi cái này?”, tôi chỉ vào máy tính.
“Vâng!”, con trai gật đầu thừa nhận.
“Mỗi lần chơi xong, con cảm thấy thế nào?”
“Mờ mịt, trống trải, không còn hơi sức, tự trách, xem thường bản thân”.
“Vậy tại sao còn chơi? Con không kiềm chế nổi bản thân phải không?”
“Đúng vậy, ba ơi!”. Con trai bất lực.
“Được rồi, ba sẽ giúp con”. Tôi ôm máy tính đến, đưa cho con một cái chùy nhỏ, “con trai, hãy đập nó”.
“Ba ơi!”, con trai ngẩn người ra.
“Đập nó đi, ba có thể không có máy tính, nhưng không thể không có con!”. Con trai rơi nước mắt, đích thân đập máy tính.
Từ đó, con trai hiểu được cái gọi là nguyên tắc.

8. “Vậy con hãy gọi điện cho mẹ con đi” – dạy con biết quan tâm
Con trai 11 tuổi. Tôi cùng vợ phải đi xa nhà một thời gian dài, mỗi ngày tôi đều gọi điện về cho mẹ. Một ngày, con trai tôi bắt máy:
“Ba ơi, chào ba!”, con trai tôi rất lấy làm vui mừng.
“Ừ, chào con! Bà nội đâu rồi? Gọi bà nghe điện thoại đi”.
“Ba ơi, sao mỗi ngày ba chỉ gọi về gặp bà nội thôi vậy?”
“Điều này có gì lạ đâu, vì đó là mẹ của ba kia mà”.
“Vậy còn con? Con cũng rất nhớ ba mẹ mà!”
“Vậy con hãy gọi điện thoại cho mẹ con đi!”
“Vâng!”.
Và sau đó, cứ 6h mỗi ngày, vợ tôi đều nhận được lời hỏi thăm của con. Từ đó, con trai tôi học được cách quan tâm người khác.
9. “Ba ơi, đi học có ích gì không vậy?”
Con trai 13 tuổi. Học kỳ thứ nhất, thành tích bình thường. Một ngày kia, nó bỗng hỏi:
“Ba ơi, đi học có ích gì không vậy? Thành tích thi cử có tác dụng gì không vậy?”
“Tại sao con lại hỏi như vậy?”, tôi ngẩn ra.
“Mấy ngày trước có rất nhiều cô chú đến nhà, ba luôn nói với họ giáo dục bây giờ là giáo dục tồi tệ nhất trong suốt 5000 năm qua mà”. Con trai nhanh nhảu đáp.
À, thì ra con trai đã nghe được chuyện đàm luận trên trời dưới đất của tôi với bạn.
“Không sai, thật ra học hành hay thi cử không có tác dụng gì”.
“Thế thì tại sao con lại phải đi học những thứ vô dụng này?”
“Đó là vì con còn nhỏ, trước hết phải làm một số thứ vô dụng trước đã, để thử bản lĩnh của con. Nếu như con ngay cả những thứ vô dụng cũng làm không tốt, như vậy sau khi lớn lên, những thứ hữu dụng chắc chắn không làm được.. Vì vậy, việc đi học con cũng cần phải làm cho tốt”.
“Ồ, ba ơi, sẽ có bản lĩnh để học cho thật tốt!”
Từ đó, con trai luôn đạt những thành tích ưu tú.
10. “Con mệt không vậy, con trai?”
Con trai 14 tuổi, đi chơi ở nhà người thân về. Người mặc đồ hiệu, đầu tóc mới lạ, hả hê vô cùng.
“Mẹ ơi, con có bảnh không? Anh trai nhà bác hai mua quần áo, giày dép cho con, nhãn hiệu XX, rất đắt tiền đó; bà nội ơi, bà xem kiểu tóc của cháu này, anh ấy dẫn con đi hớt đó, ở trước rất là dài, ha ha, có mốt không này?”
Nó giống như một con bướm, bay đi bay lại khắp nhà. Tôi nhìn mà chả thèm để mắt đến.
Hai ngày sau, con trai tự mình đứng trước gương ngây ngất. Tôi lặng lẽ đứng ở đằng sau:
“Có mệt không vậy, con trai?”
“Ba dọa con giật cả mình”.
“Ha ha, có mệt không? Lúc nào cũng phải mệt tâm, luôn luôn lo lắng, thật là không đáng; luôn phải suy đoán xem người khác nhìn mình thế nào. Sao phải khổ vậy, người bị quần áo đầu tóc làm cho mệt mỏi, thật là ngốc lắm thay?”
“Ba, ba cười nhạo con rồi”. Con trai mặt đỏ ửng.
“Ba trả lại cho con sự nhẹ nhàng tự tại mà”.
“Dạ”, con trai đi thay quần áo, đầu tóc để lại bình thường. “Thật là nhẹ nhàng, thật là thoải mái”.
Từ đó, con trai biết thế nào là đẹp, thế nào là xấu.