Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

THAY NẾP NGHĨ, ĐỔI VẬN DÂN-HƯNG QUỐC


THAY NẾP NGHĨ, ĐỔI VẬN DÂN-HƯNG QUỐC

Ít ai ngờ số phận một dân tộc
Định hình từ văn hoá thật nhỏ nhoi
Mà văn hoá, là cách người suy nghĩ
Rồi hành xử trong đời sống bươn chòi

Dân Do Thái, thông minh nhưng khôn lỏi
Luôn vì mình, trữ tiền mọi lúc - nơi
Không đoàn kết, hoạ sát thân - vong quốc
Hai ngàn năm, suýt tuyệt diệt giống nòi

Nay phục Quốc, tật khôn lanh lấn lướt
Láng giềng Hồi, ngồi trên nước đang sôi
Không hoà hoãn, thay đổi nếp nghĩ trước
Sẽ tới ngày, lãnh đủ hoạ tan đời

Dân Nga ngố, thông minh nhưng cam chịu
Từng vang danh dưới Đế dịu Sa Hoàng
Cam chịu nghèo dưới thiết đàng sô viết
Thoát lại vưong, hoạ siết độc tài hoang

Chịu mở miệng, chấp nhận cho đàn áp
Rồi dài lâu, dân sẽ thoát độc tài
Không chịu khổ, để độc tài gông ráp
Đời cháu con sẽ chôn lấp cùm tai

Nhật Bổn xưa trước Minh Trị nghèo yếu
Mấy chục năm Duy Tân, Sếu kết đàn
Cường thịnh nhờ hùng tâm võ sĩ đạo
Nhưng tự ti, khó phát bạo về sau

Dân siêng năng, tiết kiệm, quá tự trọng
Tích luỹ nhiều, không xài rộng, mãi trầm
Thay nếp nghĩ, khuyến dân vui, hào phóng
Mới thúc đầy kinh tế thoáng, hưng dân

Dân Cờ Hoa, hợp chủng, văn hoá thoáng
Cũng tư bản, vượt cơn choáng bao lần
Nhờ cơ chế phát huy tài phóng khoáng
Nên phồn vinh, bền vững đáng khen nhân

Nhưng văn hoá quá thực dụng, phóng túng
Nên gia đình sẽ manh mún về sau
Già cô đơn, chấp nhận lâu thành nếp
hội giàu, cha con nhạt, già sầu

Dân Tàu Hán, từng văn minh rất sớm
Nhưng nghĩ suy hủ Nho mớm, nhịn - hèn
Đất thì rộng, người đông như bể cát
Bao đời đè bởi thiểu số dã man

Nay vừa thoát đói nghèo sinh kiêu quá
Vội hung hăng, nhưng văn hoá không hùng
Mưu thì lắm, nhưng tiểu trò, gian trá
Khó phục người, nên Đế cả mơ chung

Dân Việt cồ, cần cù - khéo - khôn vặt
Ảnh hưởng nhiều văn hoá Chệt "Nho Tàu"
Bị mất nước, mới vùng lên chống bật
Vừa độc lập, là bóc vặt - đá nhau

Định làm gì cũng quanh đi tính nước
Lợi riêng thân, bệ nặn trước - Bụt sau
(Chưa nặn Bụt đã nặn bệ)
Phan Bội Châu, chê “Gia nô tư tưởng”
Nhìn thẳng nào, dẫu lời “chướng” tát đau

Giả sử nhé, tai nạn kép Nhật Bổn
(Động đất sóng thần 11/3/2011-Fukushima)
Xảy Việt Nam, hậu quả tổn ra sao ?
Rò phóng xạ, người vận hành bỏ chạy
Rồi tiếp theo, nổ hạt nhân, đất nhào

Còn dân chúng ? Ngàn người chết tường sập
Nhưng hai ngàn chết chạy đạp lên nhau
Và đám đông sẽ hùa xông hôi của
Sau thảm họa, giá đổ vạ, tăng sầu

Người đương nhiệm, sẽ triền miên hội họp
Mất mấy ngày chưa ra được cách nào
Dân chết đói - bệnh dịch, ôi la liệt
Ai trách nhiệm ? Hậu đổ riệt trời cao ! …

Mấy chục ngàn những Giáo Sư - Tiến Sĩ
Thạc - Cử nhân, chỉ bấn nghĩ, rồi … nhìn
Đã quen rồi, lệnh từ trên, khỏi nghĩ
Thêm vài chục ngàn “Sỹ”, cũng chẳng ý nghĩa, thôi quên ! …

Nhiều người đổ, tốt-xấu do chủ nghĩa
Một phần thôi, so người đã lưu vong
Sống trời xa, nơi xã hội phát triển
Hãy nhìn xem, có khác lắm hay không ?

Sửa đổi đi, mới mong khi hưng Quốc
Cách nghĩ gốc, phải Dân - Nước làm đầu
Chọn hiền tài, kể từ đầu đỉnh tháp
Học thật - tài, từ trứng nước, xa sâu !
PNP-14/12/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét