Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Lạy Phật: tiêu trừ nghiệp chướng - BS Quách Huệ Trân


Lạy Phật: tiêu trừ nghiệp chướng khai phát tiềm năng.

Tôi còn có một chút kinh nghiệm tưởng cũng có thể nêu lên để quí vị tham khảo, cũng có lẽ trong lúc bệnh có sự đột phá và giúp đỡ lớn lao. Khi tôi bị bệnh không lâu, sư phụ Sám Công có dạy tôi nên lạy Phật nhiều để tiêu trừ nghiệp chướng: Nên nói sơ qua về hai chữ “nghiệp chướng”. “Nghiệp” là hành vi, “Chướng” là chướng ngại; cũng là do các thứ hành vi trong quá khứ tích lũy mà sinh ra các chướng ngại, bất kể là chướng ngại về thân thể hay về tâm lý. Cái gọi là các thứ hành vi trong quá khứ thì bao gồm: ý niệm, suy nghĩ trong tâm chúng ta, ngôn ngữ do miệng nói ra và các tâm thế của thân thể chúng ta. Vì sao bảo lạy Phật, niệm Phật thì có thể tiêu trừ nghiệp chướng? Vì khi niệm Phật thì tâm niệm phải được điều chỉnh cho “cung kính” và “từ bi thanh tịnh”; động tác của thân thể thì nhu nhuyễn khiêm hòa cung kính, tiêu trừ những tư thế không tốt trong sinh hoạt hàng ngày, vốn tạo ra áp bức, chướng ngại. Ba phương diện thân, khẩu, ý đều thanh tịnh cung kính thì có thể tiêu trừ các chướng ngại do các hành vi bất hợp lý của thân tâm tạo ra. Đây cũng là thuận tiện cho việc huấn luyện “an định trong lúc động”. Điều này cũng như lấy nước từ từ và liên tục mà rửa sạch thì có thể an ổn, thanh tịnh, có thể khai phát tiềm năng, đồng thời có thể làm linh hoạt cơ năng của các bộ phận thân thể.
Trong lúc tôi đang ốm yếu vì ung bướu rất lớn, động tác niệm Phật cũng “năm vóc sát đất”; người phải quỳ thấp, đầu phải chạm đất (vì hai tay, hai đầu gối và đầu), năm bộ vị đều chạm trên đất, nên gọi là “Ngũ thể đầu địa”. Mới đầu , nếu không rõ phương pháp thì khi làm động tác này cục ung bướu và ruột chèn nhau, sẽ cảm thấy như nghẹt thở; khi đứng lên lại cảm thấy trời đất tối sầm, mỗi khi lạy một lạy thì phải mất nhiều sức. Có điều tôi vốn có lòng tôn kính và tin tưởng thâm sâu với Đức Phật, cho nên trong lòng cảm thấy dù lạy Phật đến chết cũng còn tốt hơn là không lạy, cũng còn tốt hơn là nằm trên giường mà chết, thế là tôi vẫn tiếp tục cố gắng lạy.
Mới đầu, mỗi ngày lạy một trăm lạy thì phải cố gắng hết sức mới lạy đủ, cảm thấy thân thể quá nặng nề, vừa cử động nhẹ là đã thấy khó thở, trời đất tối tăm. Sau đó có một hôm tôi biết được chị họ Vương lớp trên bị cưa một chân, hằng ngày đều dùng cái chân còn lại, đứng mà niệm Phật, lạy Phật; mỗi ngày chị có thể lạy một trăm lẻ tám lạy, chị lại còn làm rất nhiều việc nhà. Tôi rất hổ thẹn mà nghĩ: chị ấy dùng có một chân khó khăn như thế mà còn có thể lạy một trăm lẻ tám lạy, hai chân của tôi còn lành mạnh, ít ra cũng phải lạy được ba trăm lạy. Thật thế, quý vị chỉ cần tự mình thử xem, hẳn có thể biết lạy với một chân thì khó khăn gấp mười lần lạy với hai chân! Công việc chị khó khăn gấp mười lần so với công việc của tôi mà chị đều có cách làm được, cho nên tôi phải nỗ lực nhiều hơn, cho nên tôi phải phát một lời nguyện: Phải lạy mười vạn lạy để cảm tạ ơn Phật, ơn cha mẹ, sư trưởng và ơn của hết thảy chúng sanh, và cũng để hồi hướng cho các chúng sanh đau khổ, các bằng hữu bị ung bướu, khiến tất cả mọi người đều có thể lìa khổ, được vui.
Trên đời tuyệt không ai buộc tôi phải lạy Phật, trái lại mọi người đều khuyên tôi không nên để cho quá mệt mỏi. Đây là do tôi tự phát nguyện, đã phát nguyện thì phải thực hiện, dù khổ cũng phải cố cho được. Nhưng thật kỳ lạ, đây hoàn toàn không phải khổ, mệt như mọi người nghĩ; trái lại hình như càng lúc, càng không mệt. Mỗi ngày lạy ba trăm lạy, tôi phải chia làm nhiều lần mới lạy xong, về sau không biết tại sao càng lạy càng thấy nhẹ nhàng. Tôi cũng không nghĩ cần phải đẩy nhanh tốc độ, chỉ là do trọng lượng thân thể của tôi giảm bớt rất nhiều. Tôi có cảm giác như có vòi nước rưới vào chỗ khô, làm sảng khoái, chứ không như khi mới dội nước, bùn đất chưa trôi đi dược. Một hôm, bỗng nhiên tôi lạy một lần được ba trăm lạy mà không còn biết mệt, không khó thở, giống như vừa mới lạy cái lạy đầu tiên.
Trước đây tôi nghe nói có một vị pháp sư mỗi buổi sáng đều lạy ba ngàn lạy; hồi đó tôi không tin. Người ta bảo Ngài lạy xong ba ngàn lạy rất nhanh, tôi quả thực khó tin, vì chính tôi lạy rất chậm chạp nặng nề, có cố gắng cho nhanh cũng không có cách chi lạy xong ba ngàn lạy. Ngoài ra cũng có người khác thông tin như tôi, bèn đến tận nơi để xem vị Pháp sư lạy Phật và đếm giúp ngài, thì thấy ngài lạy bộ không hối hả, bộ dạng rất thong dong, chứ không có vẻ cố tăng tốc độ, chỉ rất nhẹ nhàng, động tác uyển chuyển giống như không hề có trọng lượng. Người ấy đếm đủ ba ngàn lạy, không thiếu lạy nào, sau đó tôi mới tin rằng “khi vọng niệm của người ta càng giảm, càng ít thì sự gánh chịu của thân thể càng ít, càng nhẹ nhàng, hoạt động càng không bị chướng ngại, do đó mới có thể nhanh như thế”.
Trong cửa Phật, có rất nhiều vị pháp sư đã âm thầm dụng công như thế, xem ra tôi thật lười biếng.
Việc lạy Phật hàm chứa nguyên lý y học thâm sâu.
Trước kia sư phụ Sám Công nói: “Lạy Phật là sự vận động tốt nhất, còn tốt hơn cả khí công và thái cực quyền”. Tôi nghe thế nhưng chưa hiểu, về sau, khi lạy Phật tôi mới phát hiện rất nhiều điểm tốt lành trong việc lạy Phật, đồng thời cũng thấy mối liên hệ tương ứng của việc lạy Phật và nguyên lý y học, tôi mới dần dần hiểu ra câu nói ấy. Lạy Phật khiến thân, khẩu, ý của chúng ta vận động một cách thanh tịnh, có thể tương ứng với Đức Phật thì đương nhiên cũng có thể trị bệnh. Về sự liên hệ giữa việc lạy Phật và y học, chúng ta có chuyên đề riêng để thảo luận, ở đây chỉ đơn giản nói vài câu thôi.
Tinh thần của con người hiện đại rất căng thẳng, bị nhiều áp lực, cơ bắp của toàn thân không nhạy cảm là do bị buộc chặt, hơn nữa vì thiếu vận động, toàn đốt xương sống cứng đơ rất khó uốn cong. Về mặt y học, chỗ nối giữa hai đốt xương sống là chỗ đi qua của các dây thần kinh và mạch máu. Các thần kinh từ tủy sống đi ra đảm trách việc quản lý các nội tạng; nếu các đốt xương sống nằm sát nhau quá thì có thể ép vào mạch máu và các dây thần kinh. Mạch máu và thần kinh của đốt nào bị chèn ép thì đốt ấy sẽ có vấn đề. Công năng nội tạng mà đốt xương ấy phụ trách sẽ dần dần bị hư hại. Do vì tư thế không đúng, cơ bắp bị chèn ép khiến cho xương sống cũng bị ép, máu không lưu thông, thần kinh cũng bị ảnh hưởng, cho nên không thể cung cấp cho các tế bào nội tạng đủ chất dinh dưỡng và dưỡng khí. Hễ tế bào thiếu dưỡng khí thì dễ biến thành tế bào ung bướu có mối liên quan rất lớn. Vì vậy các tư thế đi, đứng, ngồi nằm, các động tác và sự hô hấp của chúng ta hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh tình.
Nếu động tác lạy Phật mà đúng thì có thể giúp cho việc trị liệu, vì trong khi lạy Phật thì phải cúi đầu xuống một cách mềm mại cho đến khi cằm chạm vào xương ngực. Động tác này có thể làm cho bảy đốt xương cổ giản ra, từ đó có bảy lợi ích sau đây:
1) Lưu lượng máu được đầy đủ: chỉ có hai đôi mạch máu cung ứng cho não bộ, đôi trước là động mạch cổ, đôi sau là động mạch chùy. Động mạch này khiến cho động mạch chùy không bị chèn ép, khiến máu chảy dễ dàng cung cấp dưỡng khí đầy đủ, cải thiện công năng của não.
2) Tủy dịch của não, xương sống được lưu thông: tủy dịch não, xương sống tuần hoàn bên ngoài tủy sống và não, vào đến các tầng dịch thể của não thất bên trong. Có bốn công năng (1) điều tiết sức ép của não, (2) bảo hộ não, (3) cung ứng chất dinh dưỡng, (4) thải các phế vật. Nếu tư thế của đầu, cổ không tốt, góc độ k hông đúng, sự lưu động ấy gặp trở ngại thì não và tủy sống như ngâm trong nước dơ, áp lực của não cũng không bình thường, dễ bị đau đầu, choáng đầu. Động tác lạy Phật có thể giúp cho tủy dị ch của não và tủy sống lưu thông dễ dàng, khiến công năng của não được tốt đẹp, có thể chỉ huy khéo léo các tế bào của toàn thân.
3) Khiến cho các dây thần kinh từ xương cổ đi ra không bị ép, công năng tốt đẹp; dây thần kinh ở các đốt xương cổ có quan hệ mật thiết với công năng ngũ quan, trái tim, huyết áp, khí quản, mắt, nước bọt … dây thần kinh cánh tay cũng từ xương cổ, nếu bị chèn ép thì cũng sinh ra các chứng đau tê. Nếu thường lạy phật cúi đầu mền mại, kéo dãn các đốt xương cổ thì có thể trị các chứng bệnh tại các bộ vị nói trên.
4)Khi cúi xống lạy Phật (cúi đầu, cong lưng, co đầu gối) là dùng gót chân làm chuẩn, chuẩn gót chân là trọng tâm vật lý tự nhiên thì cơ bắp không bị căng, mất sức, bộ ngực và bụng đưa ra rồi sau đó kéo lui (cho đến khi thấy được gót chân sau) thì mới gập lưng xuống, tốt nhất là gập cho đến khi bụng sát vào vế, động tác này có thể làm cho cơ bắp ở hai bên cột sống dãn ra, khiến các khớp nối được kéo ra. Làm như thế khiến nội tạng và mạch máu được tốt. Khi lạy xuống trong động tác quì, thân tay động nhưng trọng tâm vẫn được giữ không độ (nhứt tâm), (định trong trọng).
5)Trong khi lạy Phật chớ nhắm mắt, nên thu nhiếp nhãn thần, tự quán chiếu mình. Nếu nhắm mắt thì tư thế không ổn định, công năng điều chỉnh huyết áp cũng có thể bị ảnh hưởng. Hơn nữa, mở mắt và nhắm mắt thì “sóng não’ không giống nhau. Chúng ta lạy Phật là khai phát cái công năng của “giác tính”, khai phá cái công năng cao cấp của bộ não, chứ không phải sùng bái một cách mù quáng.
6)Khi lạy Phật thì hai bàn tay chắp lại, nhưng trước khi quì xuống thì trước tiên buông thõng hai tay, đặt xuống đất làm điểm tựa, sau đó mới co đầu gối quì xuống, lòng bàn chân phải lật lên trên, người ngồi vào chỗ nghiêng vào trong của gót chân sau (kéo dãn nhượng chân, đồng thời kích thích, hoạt hóa điểm phạn xạ của bạch huyết cầu); sau đó cúi phần trên của thân thể cho ấn đường giữa hai mày chạm đất, cần chú ý từ đầu đến cuối phải mở mắt. Động tác này có thể làm cho cột sống của chúng ta được vững mạnh. Vì người ta cứ muốn duy trì tư thế đứng cho nên thường bị tức hông đau lưng, một số người khi đứng, phần bụng bị căng thẳng, cho nên phần xương sống phía dưới thường cong về phía bụng, như thế sẽ khiến các đốt cột sống ỏ phần này ép chặt vào nhau, gây trở ngại (ảnh hưởng đến các bộ phận nằm trong bụng như : gan, dạ dày, thận, ruột non, ruột già, bàng quang …)
Lạy Phật có thể loại trừ những chướng ngại này, đó cũng chính là tiêu trừ nghiệp chướng, làm vững mạnh cột sống, khiến nó hướng trở lại về phía lưng, cũng chính là mở rộng các khớp xương sống đang bị dính nhau, loại trừ sức đè ép.
7)Khi quì lạy Phật, đầu chạm đất, đồng thời hai tay nhẹ nhàng đưa về phía trước, chuẩn bị tiếp Đức Phật, tay đưa ra cách đỉnh đầu một nắm tay, đồng thời mở rộng tối đa phần dưới nách, nhằm mở rộng dung lượng tim của chúng ta và gia tăng sức hoạt động của phổi, cũng là để gia tăng sức chuyển đổi không khí của phổi (gia tăng sức chứa không khí). Sau khi duỗi tay ra phía trước đầu, lật bàn tay lên trên, động tác này trỏ ý “tôi quyết định chuyển
biến tâm cảnh của tôi để nghinh đón ánh sáng của đức “Phật”, cũng trỏ ý “Tôi đem hết tâm tôi mà cúng dường đức Phật, không giữ lại một chút nào”.Lúc này cần phải quán chiếu vào đầu ngón tay của chúng ta, giống như cánh hoa sen mềm mại, nhẹ nhàng, không nên dùng sức, dùng hoa sen của hai bàn tay để tiếp đón đức Phật, động tác này nhắc nhở chúng ta hoa sen nở không phải dựa vào sức mạnh bên ngoài, mà dựa vào sức mạnh tự giác bên trong. Tâm hoa của chúng ta nở ra cũng như thế. Bây giờ nên quán tưởng đức Phật đại từ đại bi đang đứng trên hoa sen hai bàn tay của chúng ta mà tiếp nhận lễ bái. Chúng ta có thể đối mặt cùng đức Phật, điều này thật hân hoan hỉ lạc biết bao nhiêu! Lúc này một nụ cười của nội tâm tự nhiên xuất hiện. Chúng ta lại quán tưởng đức Phật phóng ánh sáng thanh tịnh, từ bi đến đỉnh đầu của chúng ta, khiến toàn thể thân tâm chúng ta đều thanh tịnh, quang minh. Tất cả bệnh tật đau đớn giống như bóng tối, gặp được ánh sáng thì không còn tối tăm. Chúng ta lại quán tưởng ngoài chúng sinh đều cùng chúng ta lạy Phật, tắm gội ánh sáng của đức Phật.

(Sưu tầm từ FB BS.Quách Huệ Trân)
https://www.facebook.com/1569265939973179/photos/a.1569277696638670.1073741828.1569265939973179/1639264316306674/?type=3 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét