Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

CAO TĂNG THỌ 120 TUỔI, VẪN PHẢI CHỊU ÁC NGHIỆP

CAO TĂNG THỌ 120 TUỔI, VẪN PHẢI CHỊU ÁC NGHIỆP



Thiền sư Hư Vân (1840 – 1959) là một cao tăng nổi tiếng của Trung Hoa. Xoay quanh ông có rất nhiều câu chuyện kỳ lạ, hàng trăm năm vẫn khiến hậu thế cảm thán khôn nguôi. 
Theo cuốn “Niên phổ tự thuật” của hòa thượng Hư Vân, khi mới sinh, ông chỉ là một khối thịt. Mẹ ông là Nhan thị khi sinh thể lực suy yếu, tuổi cao, vừa trông thấy hình hài con thì khiếp sợ quá nên tắt thở qua đời. Ngày hôm sau có người bán thuốc đến mở miếng thịt ra, bên trong là một bé trai trắng trẻo, mập mạp, chính là Hư Vân hòa thượng sau này. Từ thời kỳ nhà Thanh, Hư Vân hòa thượng đã nổi tiếng là một bậc cao tăng đắc đạo, tiếng thơm tỏa khắp xa gần.
Từ Hy Thái hậu rơi nước mắt bái lạy Hư Vân hòa thượng
Năm Quang Tự thứ 26 (năm 1900), giặc ngoài đánh vào Bắc Kinh. Kinh thành đại loạn khiến Hoàng hậu, Thái hậu, đại thần, thái giám, cung nữ đều phải chạy lánh nạn ở Trường An (nay là Tây An). Khánh thân vương nghe tin lão hòa thượng Hư Vân là cao tăng đắc đạo liền mời ông làm bầu bạn trên đường đi về phía Tây để giữ bình an.
Khi đó là tháng 8 nóng bức, thi thể người chết thối rữa la liệt khắp mặt đất, bệnh dịch bao vây Trường An. Khắp nơi toàn là người chết đói, người sống phải ăn thịt người chết. Hư Vân hòa thượng lập tức tấu lên Hoàng thượng ban lệnh cấm người sống ăn thịt người chết và huy động tất cả những người giàu có mở kho lương thực dự trữ để cứu tế dân bị nạn.
Hư Vân hòa thượng thương xót chúng sinh, muốn tổ chức một đại lễ cầu tuyết trong 7 ngày ở thiền tự Ngọa Long, hy vọng trời cho tuyết rơi xuống để trừ bệnh dịch. Trước đó, có người thầm khuyên can: “Đại họa đại nạn khác thường, chúng sinh không thể làm trái, lỡ cầu tuyết không khéo, bề trên phẫn nộ phạt ngài tội khi quân, kéo ra chém đầu có đáng không?”. 
Nhưng Hư Vân hòa thượng vẫn không màng chuyện sinh tử. Ở thiền tự Ngọa Long nhờ sự trợ giúp của Phương trượng hòa thượng Đông Hà cùng toàn thể tăng nhân trong chùa, họ dựng đàn và chuẩn bị những đồ cử hành nghi lễ… Ở Tây An, uy đức của Hư Vân đã thu hút cả ngàn tăng nhân đến chùa. Các hòa thượng quanh năm ẩn cư ở Chung Nam Sơn cũng ra khỏi núi trợ giúp, các tín đồ Phật giáo nghe tin cũng từ bốn phương tám hướng kéo tới.


Hư Vân hòa thượng thương xót chúng sinh, muốn tổ chức một đại lễ cầu tuyết trong 7 ngày ở thiền tự Ngọa Long, hy vọng trời cho tuyết rơi xuống để trừ bệnh dịch. Ảnh dẫn theodharmasite.net

Pháp đài cao rộng 3,3 trượng, ở trên có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Hai bên pháp đài có hai cột cờ cao treo cờ Phật chữ vàng dài hơn ba trượng, một mặt viết “Nam mô Sa Kiệt La Long Vương Bồ Tát Ma Kha Tát”, một mặt viết “Nam mô tùy phương phổ ưng hành tuyết Long Vương thánh chúng Bồ Tát”. Trên Phật đài phủ miếng vải vàng, có đủ hoa tươi, trái cây, nhang đèn.
Hư Vân cùng 9 pháp sư thân khoác cà sa màu vàng ngồi tọa thiền trên đài, kết ấn làm pháp suốt 7 ngày đêm. Dưới đài, hai bên là 108 vị tăng nhân liên tục tụng thần chú cầu tuyết, 360 vị tăng nhân dẫn dắt tín chúng hành lễ Đại Bi Sám, những tăng ni khác dẫn dắt tín chúng niệm Phật hiệu A Di Đà không ngừng.
Đến sáng ngày thứ 7 quả nhiên mây đen kéo đến. Buổi chiều đại tuyết tung bay. Sau trận đại tuyết các tăng ni ai về chùa nấy. Duy chỉ Hư Vân vẫn ngồi trên pháp đài trơ trọi niệm chú thi pháp. Ông không thể đứng lên, vì chuyện hạn hán hết năm này qua năm khác không thể giải quyết trong vài giờ đại tuyết. Còn dịch bệnh ở thành Trường An cũng cần thêm vài ngày đại tuyết mới có thể giải quyết dứt điểm. Nếu ông đứng lên thì tuyết sẽ ngừng rơi, lễ cầu tuyết giải nạn sẽ dang dở giữa chừng. Khi ấy, tuyết rơi ngày một lớn, nhiệt độ càng lúc càng xuống thấp. Qua 7 ngày, ngàn dặm trong ngoài thành Trường An đều kín băng, tuyết bay khắp nơi.
Trận đại tuyết liên tiếp trong mấy ngày đã loại bỏ dịch bệnh và khô hạn. Thái hậu Từ Hi ngồi kiệu cùng đi với đội vệ binh đến thiền tự Phục Long. Bà muốn đích thân đến thăm lão hòa thượng đã giúp đỡ triều đình trừ nạn cho bách tính, có khả năng hô mưa gọi gió. Dù tuyết tung bay khắp nơi nhưng khi ấy Hư Vân hòa thượng vẫn tiếp tục ngồi thiền trên đài trơ trọi, không ngừng niệm chú làm pháp. Cảnh tượng ấy khiến “lão Phật gia” xưa nay chỉ có muôn dân khom lưng cúi chào này cảm động rơi nước mắt. Bà quỳ xuống nền tuyết cúi gập đầu hướng về phía vị cao tăng.


Trận đại tuyết liên tiếp trong mấy ngày đã loại bỏ dịch bệnh và khô hạn. Thái hậu Từ Hi ngồi kiệu cùng đi với đội vệ binh đến thiền tự Phục Long. Ảnh dẫn theo mb.dkn.tv

Túc thân vương, Khánh thân vương sau đó còn ngỏ ý mời cao tăng sau này trở về Bắc Kinh cùng họ để chỉ bảo Phật pháp. Nhưng một buổi sáng đầu tháng 10, lão hòa thượng Hư Vân vốn xem danh lợi như mây khói đã lặng lẽ rời khỏi Trường An, sau đó ẩn cư ở Chung Nam Sơn. Ông tiếp tục nhập định 23 ngày làm kinh động thiên hạ.
Năm Quang Tự thứ 27 khí trời lạnh giá, tuyết phủ khắp nơi, cái rét như cắt da cắt thịt. Lão hòa thượng sống một mình trong bụi cỏ tranh, thân tâm thanh sạch. Vào một ngày ngồi xếp bằng bên nồi khoai sọ chờ khoai chín, ông bất giác nhập định đến tháng Giêng năm sau.
Một hàng xóm trong núi là sư Phục Thành chờ lâu không thấy mặt lão hòa thượng bèn đến bụi cỏ tranh chúc Tết, thấy bên ngoài đầy dấu chân hổ, khi vào trong thì lão hòa thượng nhập định. Ông cầm cái khánh đánh động hỏi: “Lão hòa thượng đã ăn gì chưa?”. Hòa thượng trả lời: “Chưa, đang luộc khoai môn, đã chín rồi”. Khi mở nắp nồi ra thì thấy trong nồi đã mốc meo hết cả, sư Phục Thành kinh ngạc thốt lên: “Ông chắc là đã ngồi đó hơn nửa tháng rồi”.
Để lại dự ngôn kỳ lạ cho Tưởng Giới Thạch
Theo tư liệu ghi chép lại, tháng 11/1942, Lâm Sâm, Chủ tịch Trung Hoa Dân Quốc tới Nam Hoa thiền tự, nghênh thỉnh Hư Vân hòa thượng đến Trùng Khánh chủ trì “Pháp hội đại bi giải tai ương hộ quốc” ngày 9/12, do Lâm Sâm, Tưởng Giới Thạch khởi xướng. Hư Vân hòa thượng nhận lời, sau đó đồng thời cử hành đàn tế ở 2 chỗ khác nhau là Từ Vân tự, Hoa Nham tự, kỳ hạn 49 ngày.
Lúc ấy có rất nhiều chính khách của Trung Hoa Dân Quốc cũng đều theo làm môn đồ của Hư Vân hòa thượng. Hơn nữa Hư Vân cũng là thượng khách của Tưởng Giới Thạch. Trong ngày diễn ra pháp hội, Tưởng Giới Thạch hỏi Hư Vân hòa thượng về chiến tranh kháng Nhật và đại chiến thế giới thứ 2 sẽ kết thúc ra sao. 
Nhưng hòa thượng Hư Vân không trả lời thẳng câu hỏi đó. Ông suy nghĩ một chút, từ trong túi lấy ra tờ giấy ghi chép câu trả lời, bảo người phục vụ mang ra một cái kéo, cầm kéo cắt mảnh giấy thành hình vuông, rồi gấp chéo 3 lần, sau đó cắt ngang. Giấy bị cắt xong rơi xuống, mở ra, trong tay Hư Vân hòa thượng là 3 chữ, một là chữ  “十” (Thập), đại biểu cho quân Italy, một là chữ “卍” (Vạn), đại biểu cho phát xít Đức, còn một là chữ “日” (Nhật), đại biểu cho lãnh thổ Trung Hoa bị quân Nhật tùy ý xâm lấn.
Hư Vân hòa thượng trầm tư một lát, rồi nói thêm, lần này sau khi kháng chiến thắng lợi, Trung Quốc sẽ xuất hiện một diện mạo khác. Tưởng Giới Thạch nghi hoặc, hỏi diện mạo khác là gì? Lão hòa thượng trầm mặc không nói gì, cũng không trả lời câu hỏi đó.
Đúng như tiên đoán của Hư Vân hòa thượng, 3 năm sau, Italy đầu hàng vô điều kiện, phát xít Đức bại trận, Nhật vốn cũng không thể không ký hiệp thương đầu hàng. Ngay sau đó, xảy ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản (ĐCS), đến năm 1949 mới ngừng lại. Diện mạo khác mà Hư Vân hòa thượng tiên đoán chính là việc ĐCS lên nắm quyền, Tưởng Giới Thạch và Quốc dân Đảng phải thu về cố thủ ở Đài Loan. 


Hư Vân hòa thượng để lại dự ngôn cho Tưởng Giới Thạch. Ảnh dẫn theo tinhhoa.net

Từ chối gặp mặt Mao Trạch Đông
Chuyện kể rằng sau khi lên nắm chính quyền, có một lần ở Vũ Hán, Mao Trạch Đông từng nghe chuyện về Hư Vân hòa thượng. Nghe xong Mao Trạch Đông chấn động, nghĩ ngay đến việc mời Hư Vân đến Vũ Hán, nhưng đã bị Hư Vân cự tuyệt. Hư Vân hòa thượng nói, xưa nay Pháp vương đều cao hơn nhân vương, Mao Trạch Đông cần quy theo, ông ta cần phải đến Nam Hoa, chuyện này sau đó bị bỏ mặc.
Hư Vân không chỉ cự tuyệt gặp Mao Trạch Đông, hơn nữa còn cự tuyệt đảm nhiệm chức Hội trưởng hội Phật giáo. Năm 1953, lãnh đạo ĐCSTQ mời Hư Vân đến Bắc Kinh phụng dưỡng tuổi già nhưng lão hòa thượng lúc ấy đã 114 tuổi vẫn cự tuyệt lời mời này, tiếp tục ở tại Giang Tây, Vân Cổ tự cùng các đồ đệ tu hành. Hứng chịu sự phá hoại nghiêm trọng trong nhiều lần vận động liên miên của ĐCSTQ, núi Vân Cư nơi Phật giáo từng rất hưng thịnh giờ đây chỉ còn sót lại ba gian nhà tranh. Hòa thượng Hư Vân đã trải qua những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời mình tại nơi đây.


Hòa thượng Hư Vân từ chối gặp Mao Trạch Đông. Ảnh dẫn theo fo.ifeng.com

Gặp phải bức hại thảm khốc
Dưới thời Mao Trạch Đông cầm quyền, Hư Vân hòa thượng đã hơn 100 tuổi cũng không thể thoát khỏi bị vu cáo, phỉ báng và hãm hại. Hư Vân phải chịu cảnh giam giữ trong phòng trụ trì, không được ăn uống gì, thậm chí còn không được ra khỏi phòng để đi vệ sinh.
Ông cũng bị ép phải giao nộp vàng, bạc và súng đạn. Khi trả lời rằng mình không có những thứ đó, ông đã bị đánh đập tới mức xương sọ bị rạn nứt, chảy máu và gãy xương sườn. Lúc đó ông đã 112 tuổi. Quân cảnh đã đẩy ông ngã từ trên giường xuống đất. Ngày hôm sau, khi họ quay trở lại và thấy Hư Vân vẫn còn sống thì lại tiếp tục đánh đập ông tàn nhẫn hơn.
Hòa thượng Hư Vân, vị cao tăng đắc đạo một đời đã từng được Từ Hy Thái hậu quỳ lạy, từng được Tưởng Giới Thạch kính trọng, xem là thượng khách, không ngờ khi ấy lại bị đối xử tàn nhẫn, bị đánh đập và lăng nhục thậm tệ đến vậy.
Nhưng Hư Vân đại sư là người đức cao vọng trọng. Đứng trước sự đàn áp, khủng bố lớn như vậy, ông vẫn điềm tĩnh nói với các đệ tử của mình rằng: “Chính niệm chính tâm, dưỡng xuất tinh thần không sợ sệt, độ nhân độ thế. Các ngươi vất vả rồi, hãy nghỉ sớm đi!”. Câu “dưỡng xuất tinh thần không sợ hãi” này, rõ ràng muốn nói rằng tinh thần Phật Pháp không cúi đầu trước tà ác. Người chân tu chính niệm chính hành sẽ được các vị Thần bảo hộ nên không mảy may lo sợ.
Ngày 13/10, lão hòa thượng đả tọa, hai gò má ửng đỏ. Đại sư hợp chưởng, dặn dò mọi người giữ gìn sức khỏe rồi tạ thế ở tuổi 120 tuổi, được đồ đệ an táng tại Hải Hội tự trên núi Vân Cư.
Theo NTDTV
Phi Long biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét